Khôn ngoan, và chậm rãi. Người chạy nhanh hay vấp ngã.
Chậm rãi: bí quyết gìn giữ các thay đổi bền vững
Trong cuộc sống, bạn là người nhanh hay chậm trong các hoạt động và sinh hoạt?
Bạn nói nhanh, đi nhanh, nghĩ nhanh và hành động nhanh, hay ngược lại.
Câu trả lời có thể tùy vào tính cách và thói quen từng người. Dù sao thì điều dễ hiểu là người ta có khuynh hướng thiên về tốc độ và thường cho rằng nhanh thì tốt hơn chậm.
Thế nhưng tác giả Leo Babauta lại khuyên chúng ta một điều thoạt nghe có phần hơi lạ, nhưng thực ra có lý trong nhịp sống quá gấp gáp của chúng ta hôm nay:
Hãy chậm lại. Đó là bí quyết sống để chúng ta có thể gìn giữ các thay đổi bền vững
Khôn ngoan, và chậm rãi. Người chạy nhanh hay vấp ngã.
( William Shakespeare)
Bao nhiêu lần bạn đã hăm hở lao vào thực hiện những thay đổi trong cuộc đời bạn: chẳng hạn thay đổi một thói quen, học một kỹ năng mới, chỉ để thấy mình thất bại?
Điều này không phải là “Hội Chứng Quyết Tâm Cho Năm Mới” mà với kế hoạch năm mới, chúng ta có thể dần mất hết hăng hái, hoặc chán nản và bỏ cuộc. Thực hiện những thay đổi này xảy ra thường xuyên vào mọi thời điểm trong năm.
Đây là bí quyết, và bạn chẳng tốn đồng tiền nào vì bí kíp này đâu: hãy chậm lại.
Thay đổi nho nhỏ này có nhiều quyền năng hơn đa số chúng ta biết. Nó sẽ giúp ta học được bất kỳ kĩ năng nào, từ võ thuật đến các hoạt động cho vi tính. Nó sẽ giúp hình thành thói quen bền vững lâu dài. Chậm lại sẽ giúp bạn trở nên hiệu quả hơn, và khôi hài thay, giúp bạn đạt mục tiêu nhanh hơn.
taichi
Nếu bạn từng tập môn võ T’ai Chi (Taijiquan), nổi tiếng về hàng loạt những thế và chuyển động thật chậm, bạn đã cảm nhận được sức mạnh của chậm rãi. Càng chậm trong môn T’ai Chi càng tốt, vì nhiều lí do.Một kết quả của chậm như thế là bạn hoàn thiện được các chuyển động. Và cơ thể của bạn thích nghi được, tạo nên những ghi nhớ về các cơ bắp kéo dài đến khi nào và khi bạn có quyết định tăng tốc các chuyển động.
Như thể cơ thể và tâm trí bạn đang hình thành thói quen qua việc lặp lại các chuyển động liên tục. Nếu bạn chuyển đông nhanh, bạn sẽ động, và thói quen này sẽ khó tạo ra. Nếu bạn chuyển động chậm, bạn có thể học cách chuyển động theo cùng một cách, chính xác hơn, và tạo ra thói quen. Khi đó mọi việc sẽ dễ hơn. Bấy giờ nó trở thành thói quen, ghi nhớ máy móc, và tự động.
Đây là sự hình thành thói quen, và thường thì nó được làm mà không suy nghĩ. Khi chúng ta lái xe về nhà mà tâm trí ta đang tập trung vào một việc gì khác, chúng ta vẫn có những thao tác đúng để về được tới nhà. Điều này là thói quen, tức là tâm trí và thân xác ta đang hành động theo thói quen mà chúng ta tạo ra do ta thực hiện những hành động này quá nhiều lần trước đó.
Thói quen được hình thành tốt nhất bằng việc châm lại, ngay từ đầu.
Điều này áp dụng cho bất cứ việc gì: thể dục, ăn, dưỡng sinh, sáng tạo nghệ thuật, làm ông bố bà mẹ nhẫn nại, thợ mộc, hay đọc sách. Chậm lại là bí quyết để kéo dài.
Trong cuộc sống, bạn là người nhanh hay chậm trong các hoạt động và sinh hoạt?
Bạn nói nhanh, đi nhanh, nghĩ nhanh và hành động nhanh, hay ngược lại.
Câu trả lời có thể tùy vào tính cách và thói quen từng người. Dù sao thì điều dễ hiểu là người ta có khuynh hướng thiên về tốc độ và thường cho rằng nhanh thì tốt hơn chậm.
Thế nhưng tác giả Leo Babauta lại khuyên chúng ta một điều thoạt nghe có phần hơi lạ, nhưng thực ra có lý trong nhịp sống quá gấp gáp của chúng ta hôm nay:
Hãy chậm lại. Đó là bí quyết sống để chúng ta có thể gìn giữ các thay đổi bền vững
Khôn ngoan, và chậm rãi. Người chạy nhanh hay vấp ngã.
( William Shakespeare)
Bao nhiêu lần bạn đã hăm hở lao vào thực hiện những thay đổi trong cuộc đời bạn: chẳng hạn thay đổi một thói quen, học một kỹ năng mới, chỉ để thấy mình thất bại?
Điều này không phải là “Hội Chứng Quyết Tâm Cho Năm Mới” mà với kế hoạch năm mới, chúng ta có thể dần mất hết hăng hái, hoặc chán nản và bỏ cuộc. Thực hiện những thay đổi này xảy ra thường xuyên vào mọi thời điểm trong năm.
Đây là bí quyết, và bạn chẳng tốn đồng tiền nào vì bí kíp này đâu: hãy chậm lại.
Thay đổi nho nhỏ này có nhiều quyền năng hơn đa số chúng ta biết. Nó sẽ giúp ta học được bất kỳ kĩ năng nào, từ võ thuật đến các hoạt động cho vi tính. Nó sẽ giúp hình thành thói quen bền vững lâu dài. Chậm lại sẽ giúp bạn trở nên hiệu quả hơn, và khôi hài thay, giúp bạn đạt mục tiêu nhanh hơn.
taichi
Nếu bạn từng tập môn võ T’ai Chi (Taijiquan), nổi tiếng về hàng loạt những thế và chuyển động thật chậm, bạn đã cảm nhận được sức mạnh của chậm rãi. Càng chậm trong môn T’ai Chi càng tốt, vì nhiều lí do.Một kết quả của chậm như thế là bạn hoàn thiện được các chuyển động. Và cơ thể của bạn thích nghi được, tạo nên những ghi nhớ về các cơ bắp kéo dài đến khi nào và khi bạn có quyết định tăng tốc các chuyển động.
Như thể cơ thể và tâm trí bạn đang hình thành thói quen qua việc lặp lại các chuyển động liên tục. Nếu bạn chuyển đông nhanh, bạn sẽ động, và thói quen này sẽ khó tạo ra. Nếu bạn chuyển động chậm, bạn có thể học cách chuyển động theo cùng một cách, chính xác hơn, và tạo ra thói quen. Khi đó mọi việc sẽ dễ hơn. Bấy giờ nó trở thành thói quen, ghi nhớ máy móc, và tự động.
Đây là sự hình thành thói quen, và thường thì nó được làm mà không suy nghĩ. Khi chúng ta lái xe về nhà mà tâm trí ta đang tập trung vào một việc gì khác, chúng ta vẫn có những thao tác đúng để về được tới nhà. Điều này là thói quen, tức là tâm trí và thân xác ta đang hành động theo thói quen mà chúng ta tạo ra do ta thực hiện những hành động này quá nhiều lần trước đó.
Thói quen được hình thành tốt nhất bằng việc châm lại, ngay từ đầu.
Điều này áp dụng cho bất cứ việc gì: thể dục, ăn, dưỡng sinh, sáng tạo nghệ thuật, làm ông bố bà mẹ nhẫn nại, thợ mộc, hay đọc sách. Chậm lại là bí quyết để kéo dài.
Cón có một số lí do khác mà chậm rãi có hiệu quả, ngoài viêc tạo thành thói quen là:
1. Chú tâm
Khi làm gì chậm rãi, bạn có thể chú ý hơn đến những gì mình đang làm. Khi bạn có những thay đổi, bạn nên thực hiện những điều đó có chú tâm với sự tập trung cao. Tăng cường ý thức như thế rất cần thiết lúc bắt đầu khi bạn đang hình thành thói quen. Về sau, nó sẽ trở nên tự động. Nhưng bước đầu bạn cần chú ý, và bạn có thể làm tốt hơn khi bạn làm chậm hơn.
2. Bạn kiềm giữ mình lại
Kiềm giữ mình lại thường bị xem là một điều xấu, nhưng không phải thế. Đây là điều tốt nhất chúng ta có thể làm, nếu muốn những thay đổi này bền vững. Khi chúng ta bắt đầu một thay đổi, ta thường tràn đầy nhiệt tình hăng hái. Nhưng khi chúng ta vào cuộc, chúng ta dùng cạn sự hăng hái ấy, và hết dần động lực, tiêu hao năng lượng, hay bị chi phối bởi một điều gì khác. Nhưng khi bạn kiềm giữ mìnhlại, bạn làm tăng nhiệt tình và giữ cho nó dài lâu hơn- thường người ta dễ từ bỏ sau 2-3 tuần chướng ngại khiến họ lo sợ. Vì thế nếu ban đầu bạn muốn chạy 3 dặm, hãy khởi sự bằng việc đi bộ, rồi tiếp đó vừa đi vừa chạy (xen kẻ), và chỉ trong khoảng chừng 1 dặm. Bạn có thể muốn chạy xa hơn, nhưng từng đó thôi, tự dừng lại. Hãy để dành năng lượng và sự hăng hái cho lần sau.
3. Học cách làm cho đúng
Làm một việc gì chậm rãi có nghĩa là bạn có thể học làm nó cho đúng, mà không thay đổi quá đột ngột, và sau đó khi nó trở thành một thói quen tự động, bạn sẽ làm nó thực chính xác. Điều này hiển nhiên quan trọng trong những lĩnh vực như võ thuật, nhưng cũng đúng cho mọi hoạt động thể chất, và cả tinh thần.
4. Độ tập trung tăng lên
Khi bạn làm gì chậm rãi, bạn thường chỉ làm một việc thôi. Khó để làm một lúc nhiều việc, và các việc không chạy. Khi bạn làm một việc, bạn có thể tập trung, mà khôg bị phân tán. Như thế bạn có thể tăng mức độ hiệu quả.
Hurry Up and Slow Down
5. Bình tĩnh
Chậm thì bình tĩnh hơn. Nhanh thì dễ rối loạn. Bước chậm để loại trừ những rối loạn, và tìm thấy an bình.
“ Mọi người ơi, chậm lại. Các bạn đang bước nhanh quá.”
(Jack Johnson)
Xin luôn nhớ chậm lại trong cuộc đời: sống, thở, nhìn quanh mình bất cứ khi nào bạn có thời gian và đừng bao giờ quên rằng mọi việc và mọi người đều có chỗ nhất định trong trái tim của bạn.
Theo The Slow Secret: How to Make Lasting Changes in Your Life
Leo Babauta
2. Bạn kiềm giữ mình lại
Kiềm giữ mình lại thường bị xem là một điều xấu, nhưng không phải thế. Đây là điều tốt nhất chúng ta có thể làm, nếu muốn những thay đổi này bền vững. Khi chúng ta bắt đầu một thay đổi, ta thường tràn đầy nhiệt tình hăng hái. Nhưng khi chúng ta vào cuộc, chúng ta dùng cạn sự hăng hái ấy, và hết dần động lực, tiêu hao năng lượng, hay bị chi phối bởi một điều gì khác. Nhưng khi bạn kiềm giữ mìnhlại, bạn làm tăng nhiệt tình và giữ cho nó dài lâu hơn- thường người ta dễ từ bỏ sau 2-3 tuần chướng ngại khiến họ lo sợ. Vì thế nếu ban đầu bạn muốn chạy 3 dặm, hãy khởi sự bằng việc đi bộ, rồi tiếp đó vừa đi vừa chạy (xen kẻ), và chỉ trong khoảng chừng 1 dặm. Bạn có thể muốn chạy xa hơn, nhưng từng đó thôi, tự dừng lại. Hãy để dành năng lượng và sự hăng hái cho lần sau.
3. Học cách làm cho đúng
Làm một việc gì chậm rãi có nghĩa là bạn có thể học làm nó cho đúng, mà không thay đổi quá đột ngột, và sau đó khi nó trở thành một thói quen tự động, bạn sẽ làm nó thực chính xác. Điều này hiển nhiên quan trọng trong những lĩnh vực như võ thuật, nhưng cũng đúng cho mọi hoạt động thể chất, và cả tinh thần.
4. Độ tập trung tăng lên
Khi bạn làm gì chậm rãi, bạn thường chỉ làm một việc thôi. Khó để làm một lúc nhiều việc, và các việc không chạy. Khi bạn làm một việc, bạn có thể tập trung, mà khôg bị phân tán. Như thế bạn có thể tăng mức độ hiệu quả.
Hurry Up and Slow Down
5. Bình tĩnh
Chậm thì bình tĩnh hơn. Nhanh thì dễ rối loạn. Bước chậm để loại trừ những rối loạn, và tìm thấy an bình.
“ Mọi người ơi, chậm lại. Các bạn đang bước nhanh quá.”
(Jack Johnson)
Xin luôn nhớ chậm lại trong cuộc đời: sống, thở, nhìn quanh mình bất cứ khi nào bạn có thời gian và đừng bao giờ quên rằng mọi việc và mọi người đều có chỗ nhất định trong trái tim của bạn.
Theo The Slow Secret: How to Make Lasting Changes in Your Life
Leo Babauta
0 nhận xét:
Đăng nhận xét