Tin Mới

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Tại sao người thông minh thường làm cú đêm ?

Tại sao người thông minh thường làm cú đêm ?


Chúng ta được dạy rằng đêm là thời gian nạp lại năng lượng của não bộ và cơ thể. Chúng ta đều làm việc vào ban ngày và đi ngủ vào ban đêm. Liệu chân lý đó có phải luôn luôn đúng?

Mặt trăng chứa đựng một nguồn năng lượng đặc biệt; chúng ta có thể tạm gọi nó là một xung điện, một ma thuật, một năng lượng, một trạng thái xuất thần khác biệt với mặt trời.

Mặt trăng đại diện cho những thứ vô hình và bí ấn, những điều chỉ được thực hiện trong bóng tối mờ ảo. Trong bóng đêm, dưới lớp chăn mỏng ấm áp – đó là nơi dành tuyệt vời dành cho những trái tim hoang dã được thỏa sức tung hoành và những tâm trí tự do được tập trung tuyệt đối.

Đó là nơi những kế hoạch hoàn hảo nhất được hình thành, những bí mật được tiết lộ dưới ánh sáng mờ mờ mềm mại chiếu qua từng khe cửa chớp.

Đó là thời điểm những tên tội phạm tìm cách tẩu thoát còn giới trẻ thì lén phá vỡ những quy tắc.

Đó là khi chúng ta yêu – đó là niềm đam mê, dành trọn tất cả, một thứ tình yêu khác lạ với những gì hiện lên dưới ánh mặt trời của ban ngày. Trong bóng đêm, khi chỉ còn lại chúng ta đối diện với chính mình, ta mới thật sự nhìn thấu rõ những mong muốn tột cùng của bản thân. Chúng ta suy tư về từng khoảnh khắc buồn vui của cuộc sống, những điều đôi khi bị vùi lấp dưới xôi thịt của đời thường.

Đêm là khi nhạc sĩ thỏa niềm đam mê trên nhạc cụ, thiên tài tạo ra những đột phá và các nghệ sĩ trở nên sống động hơn bao giờ hết.
Đó là khi chúng ta trở thành nhà thơ hay triết gia, kẻ cuồng tín hay con chiên ngoan đạo nhất.

Đó là khi chúng ta suy ngẫm hay hối tiếc về ngày hôm qua, chúng ta lựa chọn hận thù sâu sắc hay tha thứ nhẹ nhàng cho những kẻ gây ra cho chúng ta tổn thương.

Đó là khi chúng ta nghẹn đi nước mắt, những giọt nước mắt đã nín nhịn suốt một ngày dài để được nức nở đổ xuống gối.

Đêm tối là dành cho những đam mê. Dành cho sự cuồng si, lãng mạn, và thậm chỉ cả những rắc rối. Đó là khi bạn dịu dàng nhất, chân thực nhất, những điều kìm nén sâu nhất cũng được bộc lộ hết ra ngoài, dưới ánh sáng của những ngôi sao.

Đó là nơi dành cho những đước mơ điên rồ mà ban ngày chúng ta không dám thực hiện dưới con mắt phán xét của người đời.

Chẳng có gì lạ khi cú đêm thường thông minh hơn những người hay đi ngủ sớm. Điều đó khá hợp lý và dễ hiểu, những người hấp thụ năng lượng mặt trăng thường sáng tạo và cởi mở hơn những người sớm chìm vào giấc ngủ. Đương nhiên người đi ngủ sớm sẽ không bao giờ trải nghiệm những thay đổi tâm lý và cảm xúc bởi chúng chỉ thường chỉ xảy ra trong bóng đêm.

Theo tạp chí Tâm lý học ngày nay, người thông minh có xu hướng sống về đêm nhiều hơn so với những người có chỉ số IQ thấp. Theo một nghiên cứu với giới trẻ Mỹ, kết quả cho thấy những cá nhân thông minh thường đi ngủ muộn cả vào tối trong tuần hay cuối tuần so với các đối tượng khác kém thông minh hơn.

Theo Tạp chí nghiên cứu, Satoshi Kanazawa – một nhà tâm lý học tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London thông cáo rằng chỉ số IQ trung bình và xu hướng giấc ngủ chắc chắn có liên quan chặt chẽ với nhau, thực tế chứng minh rằng những người hoạt động về đêm chính là những người thông minh hơn.

Phân tích của Satoshi đã quay ngược cả về thời cổ xưa, khẳng định rằng ngay từ trong những năm đầu sơ khai, con người đã  biết điều chỉnh việc thức dậy và đi ngủ theo hoạt động của mặt trời.
Những cá nhân có trí tuệ trung bình chủ yếu duy trì chế độ ngủ này, trong khi đó, những người trí thức và ham học hỏi hơn lại có xu hướng tạo ra lịch sinh học của riêng mình.
Đây là dạng thách thức vô thức xuất phát từ việc họ từ chối làm theo đám đông, họ thích những ý tưởng khác biệt.

Các phát hiện này được “Tạp chí nghiên cứu” đăng lại như sau:

Giờ đi ngủ và thức dậy của người Mỹ ở độ tuổi 20 được chia theo chỉ số IQ.
Rất kém (IQ <75)
Các ngày trong tuần: 23:41 – 7:20
Cuối tuần: 00:35 -10:00

Bình thường (90 <IQ <110)
Các ngày trong tuần: 12:10 – 7:32
Cuối tuần: 1:13 -10:14

Rất Thông minh (IQ> 125)
Các ngày trong tuần: 00:29 -7:52
Cuối tuần: 1:44 -11:07

Ở tuổi thanh niên, những người Mỹ có chỉ số IQ dưới 75 thường đi ngủ trước 23:30 vào các tối trong tuần, trong khi những người có chỉ số IQ trên 125 lại chỉ đi ngủ khi đã quá 12:30 tối. Đây không thể chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Các dữ liệu đều cho thấy rằng: tất cả những con cú đêm đều cảm thấy cuộc sống chỉ thực sự bắt đầu sau khi cả thế giới đều đã đi ngủ.

Chỉ khi màn đêm buông xuống, chúng ta mới có thể học hỏi, tiếp thu và nghiên cứu những tác động của thế giới đến chúng ta mỗi ngày.

Đó là một quá trình tự phản ánh, tự phê bình bản thân cần thiết mà không nhiều người trong chúng ta người dành thời gian thực hiện.

Những người luôn đấu tranh với cơn buồn ngủ để khám phá miền đất mang tên “thời gian và bóng tối” sẽ được đặt chân đến những chân trời mà người đi ngủ sớm không bao giờ thấy được.

1. Họ dành thời gian để mộng tưởng
Tất cả những giấc mơ bạn không thể thực hiện vào ban ngày – khi tâm trí bạn bị phân tán bởi bạn bè, gia đình và công việc sẽ có cơ hội được bay cao bay xa khi màn đêm buông xuống.

Thoải mái vùng vẫy trong khoảng không gian mở của trí óc, bạn có thể đắm mình trong mọi loại suy nghĩ mà bạn phải tạm giấu đi dưới bàn làm việc hay sau đống giầy tờ ngổn ngang ở công ty. Đây là thời gian sáng tạo nhất trong ngày, đi kèm với sự giải phóng tối đa bản thân bạn.

Bóng tối sẽ mở ra những ham muốn tột cùng của bản thân, cho phép bạn tự do bộc lộ những cái tôi khác bị che đi sau lớp mặt nạ dưới ánh mặt trời.

Đêm là để thử nghiệm những giới hạn và thách thức chính mình. Đêm là để khám phá những niềm đam mê bị kìm nén. Đêm là để phá vỡ tất cả những quy tắc bó buộc con người sáng tạo trong bạn.

Đêm là thời gian để đào sâu vào những góc khuất của tâm trí và những con đường mòn chưa được biết đến trong tiềm thức. Đêm là một không gian tự bộc lộ bản thân mà chỉ có thể được mở khóa vào ban đêm và bị chôn chặt vào ban ngày.

2. Họ đi ngược lại mô típ chung
Thức khuya đã, đang và sẽ luôn luôn là một hành động nổi loạn, một thách thức, một thói quen dễ bị lên án bởi đám đông.
Trong báo cáo khoa học “Tại sao làm Cú đêm lại thông minh hơn” được công bố trên tạp chí “Tâm lý và khác biệt cá nhân”, người ta giả định rằng trong nhiều thiên niên kỷ, con người đã chủ yếu được lập trình nhịp sinh học để làm việc vào ban ngày và ngủ vào ban đêm.

Trong khi đó, những người đi ngược lại xu hướng này lại dễ “tiếp thu và tán thành những giá trị và sở thích mới mẻ” hơn nhiều so với những cá nhân tuân theo.

Những “giá trị mới lạ” chính là nền tảng tạo nên các nhà lãnh đạo, những người tiên phong. Chúng chứa đựng những tố chất của nhà cách mạng, nhà phát minh và nhà thám hiểm.

Họ là những người sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng đi ngược lại với những niềm tin tự nhiên của xã hội và bất chấp áp lực của sự khác biệt.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi những người  thức khuya để khám phá những lãnh thổ chưa được thám hiểm hết của đêm tối chính là những người cực kỳ ham học hỏi.

Họ có khuynh hướng thách thức những chân lý cố hữu của xã hội. Họ muốn mở rộng tâm trí của mình chứ không phải tắt nó đi chỉ vì những người khác cho rằng đó là thời gian để ngủ.

3. Họ cởi mở hơn
Những điều xảy ra vào ban đêm thường là những gì không thể làm ngay vào ban ngày. Chỉ có đêm mới là thời điểm bạn được hoàn toàn giải phóng mọi ngóc ngách, mọi khía cạnh, mọi năng lượng.

Đó là thời gian các quán bar mở cửa, các nhà thơ sáng tác.

Đó là khi nhạc sĩ thỏa niềm đam mê trên nhạc cụ, thiên tài tạo ra những đột phá và các nghệ sĩ trở nên sống động hơn bao giờ hết.

Những người thức khuya, những người khao khát sự bí ẩn của màn đêm sẽ được khám phá nhiều trải nghiệm chỉ có họ mới biết.

Họ luôn sẵn sàng thử thách giới hạn của bản thân và khám phá bóng tối, họ chính là những người mang lại luồng ánh sáng mới cho thế giới vào ngày mai.

4. Họ thường là người tiên phong
Nếu người đi ngủ sớm làm được việc, thì những con cú đêm thậm chí có thể làm được hàng tá việc.

Dậy sớm chắc chắn là chủ động nhất, nhưng thức khuya mới mang lại hiệu quả. Những người thức đêm có hàng giờ đồng hồ để giải quyết được cả núi công việc. Những người dậy sớm có 1 – 2 tiếng để giải quyết được một số việc.

Có những điều chỉ có thể khám phá vào ban đêm mà làm người dậy sớm sẽ không bao giờ được trải nghiệm.

Có những ý tưởng và nhiệm vụ chỉ cú đêm mới hoàn thành nổi, dù bạn có cố dậy sớm cách mấy cũng không thể nào làm hết.

Vào ban đêm, bình minh và một ngày mới đang chờ bạn ở phía trước.

Còn ban ngày? Chờ đợi bạn chỉ là mệt mỏi cuối ngày, đêm lạnh lẽo và thế là một ngày khó khăn nữa lại vừa trôi qua.

Nguồn: Elite Daily
Tác giả: Lauren Martin
Tại sao người thông minh thường làm cú đêm ?
  • Title : Tại sao người thông minh thường làm cú đêm ?
  • Posted by :
  • Date : 08:47
  • Labels :
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top