Sự khác biệt đơn giản giữa người có tư duy bảo thủ và tư duy cầu tiến
Đâu là yếu tố quyết định trí thông minh của một người.
Cậu con trai 5 tuổi của tôi mới bắt đầu biết đọc. Mỗi đêm chúng tôi nằm trên giường của con trai và cậu sẽ đọc một cuốn sách ngắn cho tôi nghe. Chắc chắn, cậu bé sẽ gặp rắc rối với những từ ngữ xa lạ với trẻ con.
Ví dụ như đêm qua là từ “Biết ơn”. Cuối cùng, cậu bé cũng hiểu được từ đó sau vài phút vật lộn. Sau đó, cậu bé nói với tôi: “Bố, có phải bố đang rất vui khi nhìn thấy con ra sức tìm hiểu từ đó đúng không? Con nghĩ rằng con cảm thấy não đang lớn lên cùng con“.
Tôi cười thầm bởi con trai tôi bây giờ đã diễn đạt thành lời những dấu hiệu về sự phát triển tư duy. Nhưng đây không hẳn là sự tình cờ.
Gần đây, tôi đưa vào nghiên cứu thực tế những tài liệu tôi đã được đọc trong vài năm qua và tôi đã quyết định khen ngợi con trai mình không chỉ là những việc mà cậu bé đã làm rất tốt, mà còn khen ngợi khi cậu vẫn kiên trì với những thử thách. Tôi nhắc lại với con trai rằng khi gặp khó khăn -> bộ não sẽ phát triển. Dựa trên nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực tư duy học tập và kinh nghiệm cá nhân này với con trai tôi, tôi tin chắc hơn bao giờ hết: tư duy thông qua học tập quan trọng hơn bất cứ thứ gì chúng tôi có thể dạy.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm và đưa ra một kết luận: bộ não giống như cơ bắp – càng sử dụng nhiều, nó càng phát triển. Họ đã tìm thấy nhiều tế bào thần kinh có sự kết nối mạnh hơn khi chúng ta phạm sai lầm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khó khăn hơn so với thực hiện thành công những nhiệm vụ khó khăn.
Điều này nghĩa là: trí thông minh của chúng ta không cố định, và cách tốt nhất mà chúng ta có thể phát triển trí thông minh là thực hành những nhiệm vụ buộc chúng ta phải đấu tranh dữ dội và có thể bị thất bại.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra điều này. Tiến sĩ Carol Dweck của Đại học Stanford đã nghiên cứu cách tư duy của mọi người đối với việc học trong nhiều thập kỷ. Bà đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người tuân theo một trong hai cách tư duy: Bảo thủ hoặc Cầu tiến (fixed – mindset or growth – mindset). Tư duy bảo thủ sẽ nhầm lẫn tin rằng trí thông minh chỉ có vậy và không thể làm gì để thay đổi, trí thông minh được cố định bởi gen. Những người có tư duy phát triển lại hoàn toàn tin rằng khả năng và trí thông minh có thể được phát triển thông qua nỗ lực rèn luyện, đấu tranh và thất bại.
Dweck phát hiện ra rằng những người có tư duy bảo thủ có xu hướng tập trung nỗ lực vào công việc mà họ có khả năng thành công cao và tránh được các nhiệm vụ khó khăn, đồng thời nó hạn chế việc học tập của họ.
Tuy nhiên, những người có tư duy cầu tiến lại luôn chấp nhận thách thức và hiểu rằng sự kiên trì và nỗ lực có thể thay đổi kết quả học tập của họ. Như bạn có thể tưởng tượng, điều này là động lực lớn cho việc thúc đẩy bản thân và phát triển trí tuệ.
Nhưng có một tin mừng là tư duy có thể được dạy, nó dễ uốn nắn.
Điều thực sự thú vị là Dweck và những người khác đã phát triển kỹ thuật mà họ gọi là “can thiệp vào phát triển tư duy”, nó đã chỉ ra rằng ngay cả những thay đổi nhỏ trong giao tiếp hoặc việc nhận xét vô thưởng vô phạt có thể có những tác động lâu dài cho suy nghĩ của một người. Ví dụ, khen ngợi sự phát triển của một ai đó (“Tôi thực sự thích cách bạn xoay chuyển vấn đề“) so với việc khen ngợi một đặc điểm bẩm sinh hay tài năng (“Bạn rất thông minh!“). Đây một cách hữu hiệu để đẩy mạnh sự phát triển tư duy cho một ai đó.
Sự khen ngợi thừa nhận những nỗ lực và việc khen ngợi tài năng của một người sẽ củng cố quan điểm: sự thành công hay thất bại chỉ dựa trên một đặc điểm cố định. Chúng tôi cũng thấy điều này ở Học viện Khan: học sinh dành nhiều thời gian học tập trên Học viện Khan sau khi nhận được lời khen ngợi sự về sự bền bỉ, can đảm của họ và biết được rằng bộ não cũng phát triển giống như cơ bắp.
Internet là một thiên đường quyến rũ với những người có tư duy cầu tiến. Giữa Khan Academy, MOOCs và những trang khác đều đã được đăng nhập miễn phí để lĩnh hội kho tri thức vô tận nhằm giúp bạn phát triển tư duy.
Tuy nhiên, xã hội sẽ không phát triển nếu không có nhiều người tư duy cầu tiến. Vậy nên, nếu chúng ta tích cực cố gắng để thay đổi điều đó? Nếu chúng ta bắt đầu sử dụng bất kỳ biện pháp nào để can thiệp vào việc phát triển tư duy? Việc này có tác dụng hơn nhiều so với Học viện Khan hoặc học đại số – nó áp dụng cho cách bạn giao tiếp với trẻ em, làm thế nào bạn quản lý nhóm làm việc ở công ty hay làm thế nào bạn học một ngôn ngữ mới, một nhạc cụ?
Và đây mới là một bất ngờ thực sự cho bạn. Khi đọc bài viết này, bạn đã trải qua nửa chặng đường can thiệp vào phát triển tư duy. Các nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần tiếp xúc với các nghiên cứu trên bản thân mình (ví dụ, khi bạn biết rằng bộ não phát triển nhất khi nhận được câu hỏi hoàn toàn sai) có thể bắt đầu thay đổi tư duy của một người.
Nửa còn lại của sự can thiệp là khi bạn bắt đầu giao tiếp với những người đang thực hành phát triển tư duy khác.
Sau này, khi con trai tôi hoặc bất cứ ai hỏi tôi về việc học tập, tôi chỉ muốn họ biết một điều: Miễn là họ chấp nhận được sự đấu tranh và sai lầm thì họ có thể học hỏi bất cứ điều gì họ muốn.
Nguồn: Khan Academy
Đâu là yếu tố quyết định trí thông minh của một người.
Cậu con trai 5 tuổi của tôi mới bắt đầu biết đọc. Mỗi đêm chúng tôi nằm trên giường của con trai và cậu sẽ đọc một cuốn sách ngắn cho tôi nghe. Chắc chắn, cậu bé sẽ gặp rắc rối với những từ ngữ xa lạ với trẻ con.
Ví dụ như đêm qua là từ “Biết ơn”. Cuối cùng, cậu bé cũng hiểu được từ đó sau vài phút vật lộn. Sau đó, cậu bé nói với tôi: “Bố, có phải bố đang rất vui khi nhìn thấy con ra sức tìm hiểu từ đó đúng không? Con nghĩ rằng con cảm thấy não đang lớn lên cùng con“.
Tôi cười thầm bởi con trai tôi bây giờ đã diễn đạt thành lời những dấu hiệu về sự phát triển tư duy. Nhưng đây không hẳn là sự tình cờ.
Gần đây, tôi đưa vào nghiên cứu thực tế những tài liệu tôi đã được đọc trong vài năm qua và tôi đã quyết định khen ngợi con trai mình không chỉ là những việc mà cậu bé đã làm rất tốt, mà còn khen ngợi khi cậu vẫn kiên trì với những thử thách. Tôi nhắc lại với con trai rằng khi gặp khó khăn -> bộ não sẽ phát triển. Dựa trên nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực tư duy học tập và kinh nghiệm cá nhân này với con trai tôi, tôi tin chắc hơn bao giờ hết: tư duy thông qua học tập quan trọng hơn bất cứ thứ gì chúng tôi có thể dạy.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm và đưa ra một kết luận: bộ não giống như cơ bắp – càng sử dụng nhiều, nó càng phát triển. Họ đã tìm thấy nhiều tế bào thần kinh có sự kết nối mạnh hơn khi chúng ta phạm sai lầm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khó khăn hơn so với thực hiện thành công những nhiệm vụ khó khăn.
Điều này nghĩa là: trí thông minh của chúng ta không cố định, và cách tốt nhất mà chúng ta có thể phát triển trí thông minh là thực hành những nhiệm vụ buộc chúng ta phải đấu tranh dữ dội và có thể bị thất bại.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra điều này. Tiến sĩ Carol Dweck của Đại học Stanford đã nghiên cứu cách tư duy của mọi người đối với việc học trong nhiều thập kỷ. Bà đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người tuân theo một trong hai cách tư duy: Bảo thủ hoặc Cầu tiến (fixed – mindset or growth – mindset). Tư duy bảo thủ sẽ nhầm lẫn tin rằng trí thông minh chỉ có vậy và không thể làm gì để thay đổi, trí thông minh được cố định bởi gen. Những người có tư duy phát triển lại hoàn toàn tin rằng khả năng và trí thông minh có thể được phát triển thông qua nỗ lực rèn luyện, đấu tranh và thất bại.
Dweck phát hiện ra rằng những người có tư duy bảo thủ có xu hướng tập trung nỗ lực vào công việc mà họ có khả năng thành công cao và tránh được các nhiệm vụ khó khăn, đồng thời nó hạn chế việc học tập của họ.
Tuy nhiên, những người có tư duy cầu tiến lại luôn chấp nhận thách thức và hiểu rằng sự kiên trì và nỗ lực có thể thay đổi kết quả học tập của họ. Như bạn có thể tưởng tượng, điều này là động lực lớn cho việc thúc đẩy bản thân và phát triển trí tuệ.
Nhưng có một tin mừng là tư duy có thể được dạy, nó dễ uốn nắn.
Điều thực sự thú vị là Dweck và những người khác đã phát triển kỹ thuật mà họ gọi là “can thiệp vào phát triển tư duy”, nó đã chỉ ra rằng ngay cả những thay đổi nhỏ trong giao tiếp hoặc việc nhận xét vô thưởng vô phạt có thể có những tác động lâu dài cho suy nghĩ của một người. Ví dụ, khen ngợi sự phát triển của một ai đó (“Tôi thực sự thích cách bạn xoay chuyển vấn đề“) so với việc khen ngợi một đặc điểm bẩm sinh hay tài năng (“Bạn rất thông minh!“). Đây một cách hữu hiệu để đẩy mạnh sự phát triển tư duy cho một ai đó.
Sự khen ngợi thừa nhận những nỗ lực và việc khen ngợi tài năng của một người sẽ củng cố quan điểm: sự thành công hay thất bại chỉ dựa trên một đặc điểm cố định. Chúng tôi cũng thấy điều này ở Học viện Khan: học sinh dành nhiều thời gian học tập trên Học viện Khan sau khi nhận được lời khen ngợi sự về sự bền bỉ, can đảm của họ và biết được rằng bộ não cũng phát triển giống như cơ bắp.
Internet là một thiên đường quyến rũ với những người có tư duy cầu tiến. Giữa Khan Academy, MOOCs và những trang khác đều đã được đăng nhập miễn phí để lĩnh hội kho tri thức vô tận nhằm giúp bạn phát triển tư duy.
Tuy nhiên, xã hội sẽ không phát triển nếu không có nhiều người tư duy cầu tiến. Vậy nên, nếu chúng ta tích cực cố gắng để thay đổi điều đó? Nếu chúng ta bắt đầu sử dụng bất kỳ biện pháp nào để can thiệp vào việc phát triển tư duy? Việc này có tác dụng hơn nhiều so với Học viện Khan hoặc học đại số – nó áp dụng cho cách bạn giao tiếp với trẻ em, làm thế nào bạn quản lý nhóm làm việc ở công ty hay làm thế nào bạn học một ngôn ngữ mới, một nhạc cụ?
Và đây mới là một bất ngờ thực sự cho bạn. Khi đọc bài viết này, bạn đã trải qua nửa chặng đường can thiệp vào phát triển tư duy. Các nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần tiếp xúc với các nghiên cứu trên bản thân mình (ví dụ, khi bạn biết rằng bộ não phát triển nhất khi nhận được câu hỏi hoàn toàn sai) có thể bắt đầu thay đổi tư duy của một người.
Nửa còn lại của sự can thiệp là khi bạn bắt đầu giao tiếp với những người đang thực hành phát triển tư duy khác.
Sau này, khi con trai tôi hoặc bất cứ ai hỏi tôi về việc học tập, tôi chỉ muốn họ biết một điều: Miễn là họ chấp nhận được sự đấu tranh và sai lầm thì họ có thể học hỏi bất cứ điều gì họ muốn.
Nguồn: Khan Academy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét